Ho thở khò khè ở người lớn: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Triệu chứng về đường hô hấp của người lớn là vô cùng đa dạng và có nhiều tổn thương gây ra.

Dấu hiệu ho và thở khò khè có thể bắt nguồn từ những nguyên nhân bệnh lý cần được xử trí đúng cách. Cùng tìm hiểu về hai triệu chứng này qua bài viết dưới đây.

Dấu hiệu triệu chứng Ho, thở khò khè của người lớn

  • Các triệu chứng của ho, thở khò khè ta có thể nhận biết môt số ngay tại nhà.
  • Chỉ cần có sự chú ý đầy đủ các chi tiết và nhận định đúng đắn là có thể nhận biết chính xác.
  • Ho là một triệu chứng về hô hấp khá phổ biến mà hầu như tất cả mọi người đều gặp một lần hoặc nhiều lần trong đời.
  • Ho đơn giản là một phản xạ của cơ thể, tạo ra một áp lực lớn, nhanh chóng trong đường thở nhằm tống dị vật ra khỏi các phế quản, phế nang, hầu họng…
Bệnh ho là gì, nguyên nhân và cách điều trị bệnh họ tại nhà
Như vậy, ho là một phản xạ có ích. Tuy nhiên, bởi một tổn thương nào đó gây kích thích vào đường thở làm ho nhiều lần gây khó chịu cho người bệnh. Ho là biểu hiện của một số bệnh hô hấp cũng như ngoài hô hấp.

Ho có những biểu hiện khác nhau như ho khan, ho có đờm, ho từng cơn hay ho dai dẳng. Ho có thể có đờm hoặc không, màu sắc đờm cũng phản ánh những nguyên nhân gây bệnh.

  • Ho thì có thể gặp thường xuyên nhưng ho kèm với thở khò khè là một dấu hiệu cảnh báo một số bệnh nhất định.

Thở khò khè là một tiếng thở bất thường có âm độ tương đối cao do luồng không khí đi qua đường thở nhỏ hẹp, bị chèn ép tạo ra. Luồng khí đi qua khe hẹp sẽ tạo nên sự hỗn loạn gây nên những rung động và tạo ra tiếng khò khè. Tiếng khò khè có thể xảy ra ở thì thở ra hoặc cả hai thì thở ra và hít vào.

Chứng thở khò khè có thể được phát hiện bởi nghe tiếng khò khè, sờ vào lồng ngực và cảm nhận sự rung động khi dòng khí đi qua chỗ hẹp gây nên.

  • Khi bệnh nhân có cả hai dấu hiệu ho và thở khò khè là một biểu hiện của bệnh lý. Có rất nhiều bệnh lý có thể gây ra dấu hiệu này mà cần sự thăm khám kĩ lưỡng cùng những triệu chứng kèm theo để xác định chính xác nguyên nhân. Một số triệu chứng kèm theo có thể gặp như: mệt mỏi, co kéo cơ hô hấp, đau ngực, tím tái,…

Những nguyên nhân gây ho, thở khò khè ở người lớn

Như đã nói ở trên, có rất nhiều bệnh có biểu hiện là ho và thở khò khè. Việc xác định bệnh cần đánh giá toàn diện người bệnh cũng như đặc điểm của ho và thở khò khè. Dưới đây là một số nguyên nhân hay gặp nhất gây ra ho và thở khò khè.

nguyen nhan gay ho tho kho khe

Là một trong những nguyên nhân phổ biến trong việc gây ra ho và tiếng thở khò khè, COPD là bệnh thường gây ra bởi sự tiếp xúc lâu dài với khói độc và bụi. Chúng được đặc trưng bởi sự giới hạn luồng khí thở ra bởi sự đáp ứng viêm tại đường thở.

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính đặc trưng bởi ho đờm và khó thở kéo dài nhiều năm. Triệu chứng thở khò khè có thể xuất hiện nhất là trong những đợt cấp trên nền bệnh mạn tính lâu năm. Việc chẩn đoán bệnh thường dựa vào đo chức năng thông khí, chụp CT scan,… Bệnh thường phát hiện ở nam tuổi 40-60 sau một khoảng thời gian dài tiếp xúc với khói hoặc bụi.

  • Bệnh hen phế quản hay hen suyễn

Hen phế quản là một trong những nguyên nhân hàng đầu được nghĩ tới khi có dấu hiệu ho, thở khò khè. Bởi vì, hen phế quản là một viêm nhiễm đường hô hấp gây co thắt phế quản có thể hồi phục hoàn toàn hoặc một phần.

Bệnh bao gồm các triệu chứng ho, khó thở, thở khò khè, tức ngực và thường trở lại bình thường sau khi hết cơn hoặc được điều trị. Việc chẩn đoán bệnh cần theo dõi tiền sử, khám, đo chức năng hô hấp và một số xét nghiệm khác.

Tiếng thở khò khè ở người bệnh hen phế quản là do quá trình đáp ứng viêm của cơ thể làm co thắt các phế quản, phù nề niêm mạc đường thở từ đó làm hẹp đường thở gây ra tiếng khò khè. Nguyên nhân gây ra hen phế quản chưa được khẳng định nhưng các nhà khoa học thường đưa ra nguyên nhân là do tương tác giữa các gen nhạy cảm và yếu tố môi trường: các dị nguyên, chế độ ăn và yếu tố chu sinh.

  • Bệnh viêm phế quản và viêm phổi

Viêm phế quản và viêm phổi là những bệnh thường gặp ở người lớn, nhất là những người lớn tuổi, người có sự suy giảm miễn dịch. Viêm phế quản được biết đến là tình trạng viêm tại các phế quản, còn viêm phổi là tình trạng viêm tại nhu mô phổi. Cả hai đều do vi khuẩn, virus, vi sinh vật hoặc nấm gây ra.

Các tổn thương đường dẫn khí và tại phế nang làm kích thích đường hô hấp gây ho, thường là ho có đờm. Các tác nhân gây viêm làm biểu mô hô hấp tăng tiết đờm dãi và có thể gây co thắt khí phế quản gây nên tiếng thở khò khè.

  • Ung thư phổi

Thường gặp nhất là ung thư biểu mô phế quản. Thường xảy ra ở những người có tiền sử hút thuốc lá lâu năm, tiếp xúc với các chất khí độc hại trong thời gian dài. Bệnh biểu hiện bởi triệu chứng ho kéo dài dai dẳng, đôi khi ho ra máu, triệu chứng khò khè cố định liên tục cả khi hít vào và thở ra.

Ngoài ra, bệnh nhân còn có biểu hiện sốt nhẹ, sút cân nhanh. Bệnh được chẩn đoán bằng thăm khám, nội soi khí phế quản, chụp X quang hoặc CT scan ngực,…

  • Các nguyên nhân khác

Ngoài những nguyên nhân thường gặp trên, còn nhiều nguyên nhân ít gặp khác gây ho, thở khò khè ở người lớn như: dị vật đường thở, bệnh trào ngược dạ dày – thực quản, bệnh suy tim trái, hít phải các chất khí gây kích ứng…

Cần làm gì khi có triệu chứng ho, thở khò khè ở người lớn?

Có thể thấy, dấu hiệu ho và thở khò khè ở người lớn không phải là vấn đề đơn giản để tự giải quyết ở nhà. Vì thế, không nên chủ quan khi bản thân hoặc người nhà xuất hiện triệu chứng ho và thở khò khè.

Việc tự ý chẩn đoán và điều trị bệnh ở nhà đối với những bệnh phức tạp là một vấn đề nghiêm trọng, không những làm bệnh không thuyên giảm mà còn nặng nề hơn. Hơn nữa, nếu bệnh để quá lâu không được điều trị sẽ làm cho vấn đề trở nên nặng nề hơn.

Vì thế, việc cần thiết nhất lúc này là nên nhanh chóng tới các cơ sở y tế để được thăm khám, chẩn đoán và điều trị một cách tốt nhất. Điều đó sẽ nhanh chóng điều trị một cách hợp lý làm bệnh thuyên giảm một cách nhanh chóng.

Bên cạnh đó, trong trường hợp chưa thể tới các cơ quan y tế ngay lập tức, bạn cần chú ý một số vấn đề sau:

  • Chú ý tình trạng toàn thân của người bệnh. Nếu thấy toàn thân tím tái, mệt mỏi, không đáp ứng thì cần đưa cấp cứu tới cơ quan y tế ngay
  • Để ý tới tình trạng khó thở và nhịp thở của bệnh nhân để tránh tình trạng bệnh nặng nề.
  • Giúp thông thoáng đường thở, tư thế đầu cao, không để đờm dãi, dị vật làm tắc nghẽn đường thở của bệnh nhân.
  • Chú ý tình trạng sốt của người bệnh.
  • Chế độ dinh dưỡng đầy đủ và hợp lý, chăm sóc thường xuyên vệ sinh sạch sẽ.

Như vậy, trên đây là một số thông tin về triệu chứng ho, thở khò khè ở người lớn. Đây là một trong những dấu hiệu của nhiều bệnh với mức độ nặng nhẹ khác nhau nên cần chú ý để xử trí một cách tốt nhất. Bài viết mang đến những hiểu biết cơ bản giúp người nhà và người bệnh nắm bắt được cũng như xử lý theo từng tình huống tốt nhất.

Xem thêm: Các dòng máy Trợ Thở dành cho người bị Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *