Cách phòng bệnh đường hô hấp

Cách phòng bệnh đường hô hấp

Bạn đã nghe qua về những cách phòng bệnh đường hô hấp giúp bạn có một sức đề kháng thật tốt, qua đó hạn chế được những lần phải “ghé thăm” nhà bác sĩ chưa? Bầu không khí bị ô nhiễm, biến đổi khí hậu, thời tiết thay đổi thất thường hiện nay. Đều là những tình trạng dễ khiến cơ thể gặp phải những vấn đề về hô hấp. Chính vì vậy, việc hiểu rõ về những biện pháp bảo vệ sức khỏe khỏi những bệnh này là rất quan trọng, giúp bạn bảo vệ hệ hô hấp của mình thật hiệu quả. Bài viết sau đây sẽ hướng dẫn những cách phòng bệnh đường hô hấp hiệu quả mà bạn không nên bỏ qua.

Giải pháp tăng sức đề kháng phòng bệnh viêm đường hô hấp cho trẻ

Một số bệnh về đường hô hấp thường gặp

Viêm phế quản

– Phế quản là một phần của hệ hô hấp, có nhiệm vụ dẫn khí vào phổi. Viêm phế quản xảy ra khi đường hô hấp trong phổi bị viêm và tạo ra quá nhiều chất nhầy. Khi đường dẫn khí bị nhiễm trùng, niêm mạc phế quản bị phù nề, sung huyết, bong các biểu mô phế quản, tạo nhiều đờm mủ bao phủ niêm mạc phế quản, khó thông khí dẫn đến khó thở.

– Có hai thể viêm phế quản chính:

+ Viêm phế quản cấp hay gặp hơn và thường do nhiễm virut. Các đợt viêm phế quản cấp có thể liên quan đến và trở nên nặng hơn do hút thuốc lá. Thể viêm phế quản này thường được mô tả là nặng hơn cảm lạnh nhưng không nặng bằng viêm phổi.

+ Viêm phế quản mạn tính là ho kéo dài từ 2-3 tháng mỗi năm trong ít nhất hai năm. Hút thuốc là nguyên nhân phổ biến nhất của viêm phế quản mạn tính.

– Các triệu chứng của viêm phế quản bao gồm: Ho kéo dài; Ho ra chất nhầy, thậm chí có lẫn máu; Mệt mỏi; Khó thở; thở khò khè; Sốt; Tức ngực… Diễn tiến viêm phế quản thường lành tính tự khỏi sau 5-7 ngày. Tuy nhiên, triệu chứng viêm phế quản có thể nặng nề, kéo dài hoặc xuất hiện trên cơ địa có sẵn các bệnh mạn tính.

Cẩn trọng với bệnh viêm phế quản ở trẻ em mùa nắng nóng | TCI Hospital

Viêm phổi

Đây là tình trạng viêm ở phổi thường do vi khuẩn, virut, nấm hoặc các tác nhân khác gây ra. Viêm phổi là vấn đề đặc biệt đáng lo ngại đối với người cao tuổi. Người có bệnh mạn tính hoặc bị suy giảm miễn dịch, nhưng cũng có thể xảy ra ở người trẻ khỏe. Đây cũng là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong cho trẻ em trên toàn thế giới.

Một số triệu chứng của viêm phổi: Sốt, ho có đàm, ho ra máu, tức ngực, khó thở, ớn lạnh cơ thể đều có thể là những triệu chứng của viêm phổi.

Hen phế quản

Là tình trạng viêm mạn tính ở đường thở, gây khó thở rít, ho, tức ngực từng đợt tái diễn. Thường bị tắc nghẽn đường thở có thể tự hồi phục hoặc do điều trị. Quá trình viêm này hay kèm theo tăng tính phản ứng phế quản với nhiều tác nhân kích thích gây co thắt phế quản.

Phấn hoa, hóa chất, bụi sinh vật, nấm, mốc, vi khuẩn, bụi vô cơ… là nguyên nhân đầu tiên khiến những người có cơ địa dị ứng, nhất là bệnh nhân hen tái phát hoặc phát bệnh. Bên cạnh đó, do độ ẩm không khí cao, khả năng đề kháng của cơ thể giảm… cũng khiến cho bệnh hen phế quản trong mùa xuân cao hơn hẳn so với các mùa khác.

Coi chừng bệnh hen phế quản tái phát vào trời lạnh | TCI Hospital

Cách phòng bệnh đường hô hấp hiệu quả

Để phòng chống các bệnh đường hô hấp hiệu quả, bạn cần thực hiện những cách phòng bệnh về đường hô hấp sau đây:

  • Nâng cao sức đề kháng bằng cách tiêm phòng (chích ngừa) cúm hằng năm. Nhất là trẻ em và người trên 65 tuổi, những người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, bệnh tim, đái tháo đường, bệnh gan hoặc suy giảm miễn dịch. Có thể dùng một số thuốc tăng cường miễn dịch nhằm gia tăng sức đề kháng của niêm mạc đường thở.
  • Ăn uống điều độ, bổ sung dinh dưỡng đầy đủ để tăng sức đề kháng cho cơ thể.
  • Vệ sinh răng miệng để tránh nhiễm trùng răng miệng. Nếu có các bệnh, các ổ nhiễm trùng răng miệng nên chữa trị tận gốc để ngăn ngừa vi khuẩn lan xuống đường hô hấp gây bệnh.
  • Tập thể dục thường xuyên. Việc luyện tập giúp cơ thể ấm lên, hoạt động giúp cơ thể tỏa nhiệt và tăng sức đề kháng cho cơ thể.
  • Giữ ấm đúng cách. Trong nhà, nên giữ nhiệt độ vừa phải. Tránh dùng các kiểu lò sưởi mà chất đốt cháy không hoàn toàn như dùng lò than trong phòng kín vì có thể gây ngộ độc khí CO2.
  • Khi phát hiện cơ thể có những biểu hiện khác thường như: ho, sổ mũi, sốt, khó thở, đau ngực… phải tới gặp bác sĩ chuyên khoa hô hấp để xác định bệnh và điều trị kịp thời.
  • Hạn chế rượu, bia, thuốc lá để tránh làm suy giảm chức năng miễn dịch của hệ hô hấp.
  • Đeo khẩu trang khi ra đường để tránh hít phải khói bụi.

Kết Luận

Hy vọng rằng bài viết trên đây sẽ giúp bạn hiểu hơn về cách phòng bệnh về đường hô hấp hiệu quả. Giúp bạn hạn chế nguy cơ phải đến gặp bác sĩ thường xuyên. Hệ hô hấp của chúng ta có vai trò rất quan trọng trong việc duy trì sự sống. Tuy nhiên cơ quan này cũng rất dễ bị tổn thương bởi những tác động từ bên ngoài. Chính vì vậy, bạn hãy bảo vệ hệ hô hấp của mình thật tốt để luôn có một sức khỏe khỏe mạnh nhé. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể tham khảo những sản phẩm máy tạo oxy tại nhà tại https://ytedanang.com/ để bảo vệ sức khỏe hô hấp của mình thật tốt nhất là trong mùa dịch covid hiện nay.

Hệ thống cơ sở Công ty thiết bị y tế AZ

Hà Nội: Số 35 Thái Thịnh – P.Ngã Tư Sở – Q.Đống Đa – TP. Hà Nội
Hà Nội: Số 33 Ngõ 4 Phương Mai – P.Phương Mai – Q.Đống Đa –TP.Hà Nội
HCM: Số 118 Hòa Bình – P. Hòa Thạch – Q. Tân Phú – TP.HCM
Huế: Số 140 Phan Bội Châu – P.Trường An – TP.Huế

Liên hệ ngay với chúng tôi qua Website: https://ytedanang.com/

Hotline: 18008115 – 0944565656 – 0965588238

304 thoughts on “Cách phòng bệnh đường hô hấp

  1. auto glass raleigh nc says:

    I found myself completely engrossed by your post. The richness of the content, combined with your eloquent writing style, made it an exceptional read. Your dedication to quality content is evident and greatly appreciated. Thank you for the enlightenment.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *