Ba thói quen cần tránh trong bữa ăn nếu không muốn sức khỏe ngày càng suy sụp
Việc duy trì 3 bữa ăn mỗi ngày không chỉ làm giảm cơn đói đường tiêu hóa mà còn giúp cung cấp rất nhiều năng lượng cho cơ thể để duy trì các hoạt động trong ngày. Nhưng trong khi ăn, bạn cần tránh mắc phải những thói quen sau để ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh ung thư.
Xem thêm: Máy đo đường huyết có sẵn tại HN và HCM
Ăn đồ ăn quá nóng hoặc quá lạnh
Khi ăn nóng quá có thể bị bỏng môi, lợi, niêm mạc miệng, lưỡi, họng, thực quản. Vết bỏng có thể gây lở loét, nhiễm khuẩn rất đau đớn. Nhiều nghiên cứu cho thấy ăn quá nóng là một trong những nguyên nhân gây ung thư thực quản. Nếu thường xuyên ăn thức ăn nóng quá sẽ làm tổn thương tế bào vị giác trên lưỡi ảnh hưởng đến thần kinh vị giác, suy giảm khả năng vị giác dẫn đến chán ăn. Do đó lời khuyên với bạn là không nên ăn thức ăn quá nóng, mà chỉ nên ăn nóng vừa miệng để vẫn đảm bảo khẩu vị ngon mà không gây tổn thương đường tiêu hóa.
thức ăn lạnh cũng khiến năng lực tiêu hóa của dạ dày giảm, hạn chế khả năng tiêu diệt vi khuẩn của dịch vị.
Sự kích thích của thức ăn lạnh có thể làm cho dạ dày co giật, gây đau bụng tiêu chảy, khẩu vị kém. Tình trạng này nếu kéo dài có thể gây ra những bệnh mạn tính như viêm đại tràng mạn, thường xuyên đau bụng đầy hơi…
Ngoài ra, việc ăn những thức ăn quá nóng hay quá lạnh cũng ảnh hưởng đến men răng, kiểu như cái cốc thủy tinh ấy, bạn rót vào ly nước quá róng hay quá lạnh cũng dẫn đến nứt, vỡ…
Ăn theo cảm xúc
Trong khi ăn, nếu bạn đang cảm thấy hờn dỗi, lo lắng, căng thẳng thì cảm giác thèm ăn sẽ giảm xuống và chức năng tiêu hóa cũng bị ảnh hưởng. Về lâu dài, các bệnh rối loạn tiêu hóa sẽ dễ xuất hiện. Điều này khiến cơ thể khó hấp thụ được chất dinh dưỡng và khiến cơ thể bạn bị sụt cân nghiêm trọng.
Vì thế bạn nên kiểm soát cảm xúc của mình, tránh để tâm trạng của mình bị tiêu cực, vì buồn bã lo lắng không chỉ khiến tâm lý bạn bị ảnh hưởng mà chính sức khỏe của bạn cũng bị xuống dốc không phanh.
Ăn quá nhanh
Nếu ăn quá nhanh, thậm chí không kịp thưởng thức mùi vị của thức ăn. Thỉnh thoảng còn ăn quá mức cần thiết, vì trong lúc vội vàng không hề để tâm xem mình ăn gì và ăn nhiều đến đâu. Việc ăn nhanh có thể làm mắc nghẹn, gây ra chứng ợ nóng khiến dạ dày khó chịu và còn nhiều căn bệnh khác nữa. Hơn nữa, đối với một số thức ăn có nhiều dầu mỡ hoặc cứng, dạ dày không thể nghiền nát chúng, như thế sẽ ảnh hưởng đến sự tiêu hóa thức ăn. Điều này không chỉ làm lãng phí chất dinh dưỡng trong thức ăn mà còn làm đau dạ dày.
Việc ăn nhanh làm tăng nguy cơ béo phì do cơ thể sẽ ngừng tiết hormone có nhiệm vụ thông báo lên não khi dạ dày đã đầy. Cảm giác no ở dạ dày phải mất 20 phút mới được thông tin đầy đủ đến não. Nếu ăn nhanh, rất dễ xảy ra tình huống là ăn nhiều thức ăn hơn mức cần thiết trước khi nhận ra là mình đã no, sau đó thấy quá no không thể kiểm soát được lượng thức ăn vào cơ thể. Đây cũng là hệ lụy của rất nhiều bệnh do lượng thức ăn vào cơ thể liên tục khiến cơ thể không kịp xử lý gây ra tình trạng ứ đọng chất béo, đường… từ đó ảnh hưởng đến sự điều tiết insullin và hậu quả là làm tăng nguy cơ bệnh đái tháo đường.
Để xem thêm về các sản phẩm y tế: Thiết bị y tế AZ
Hotline: 18008115
Can you be more specific about the content of your article? After reading it, I still have some doubts. Hope you can help me.